Vũng Tàu 2008, Người và Rác
Như tôi đã viết kì trước về Vũng tàu năm 2005, hôm nay tôi sẽ viết về Vũng Tàu vào những ngày Tết Mậu Tí năm 2008. Một chuyến đi đã làm để lại trong tôi những ấn tượng thực sự không tốt về ý thức của người dân Việt Nam.
Trong những ngày thăm nhà , tôi luôn muốn chạy ra biển , vì ở Đức hầu như chưa bao giờ tôi đến biển cả. Và Vũng Tàu luôn được đề bạt vì không xa thành phố lắm. Trong chuyến đi này tôi đã chọn đi xe , vì những ngày tết không cảm thấy an toàn với xe máy. Và vé đi tàu cánh ngầm đã hết. Sáng 5h sáng tôi cùng 2 đưá em trai và bố tôi cùng thuê Taxi ra bến xe miền Đông, cũng là 1 đoạn đường khá xa, tiền Taxi từ nhà tôi gần sân bay ra bến xe là gần 90.000 đồng. Vào bến xe trời vẫn còn tối những thật đông đúc người mua vé.Mọi người chen lấn để cố mua được tâm vé cho kịp chuyến xe. Bố tôi chen vào đám đông hỏi mua vé của hãng Mai Linh, vì bố nói xe này chất lượng cao giá cũng bình dân , chạy đúng giờ và không nhồi nhét khách. Nhưng vé không còn nữa, nếu muốn mua vé chúng tôi phải đợi khỏang hơn 1 tiếng gần 2 tiếng mới có chuyến tiếp theo. Em tôi đề bạt mua vé của hãng xe khác, đúng là các hãng xe khác vẫn còn chổ khởi hành ngay, giá vé chênh lệch với Mai Linh cũng chỉ 5000 đến 10.000 đồng. Vì chúng tôi muốn được kịp tắm biển vào buổi sáng, nên đã quyết định mua vé của Rạng Đông để kịp đi chuyến này. Cầm vé chúng tôi chạy ra bến sau, cả hàng trăm chiếc xe đan xen lẫn nhau, tôi cố tìm kiếm thông tin từ chiếc vé để ra xe của mình , nhưng trên vé chỉ đề mỗi giá tiền vé , còn xe số mấy , đậu ở đâu thì chả thấy……Loay hoay tìm kiếm xem có xe nào đi Vũng Tàu ; hỏi hết người này người kia, tôi định quay lại chổ bán vé để hỏi xem xe đậu chổ nào thì 1 ông tài xế nói to xe đi Vũng tàu …. Thật là không khoa học tí xíu nào cả, không biển báo không chỉ dẫn. Nếu chúng tôi đi hướng ngựơc lại thì chắc chắn là không thể nào kiếm ra được xe rồi. Cũng may là mình là người Việt nên cũng chịu khó mò mò kiểu không tín hiệu như vậy , chứ nếu khách nước ngòai thì đúng là đánh đố họ.
Chiếc xe khởi hành từ từ ra khỏi bến với không còn chiếc ghế thưà nào trên xe. Mọi người trên xe bắt đầu tranh thủ ngủ gà gật để lấy sức thì tôi tranh thủ quay phim cảnh đường phố . Thật lạ lẫm thật bồi hồi khi có thể thấy những chuyển động thoáng qua của cuộc sống. Mỗi hình ảnh phản hồi qua chiếc kính làm tôi liên tưởng đến những hình ảnh khác nhau trong cuộc sống…..
Xe chạy được hơn 1 tiếng thì dừng lại 10 phút để khách đi Tolet và mua đồ ăn sáng. Tôi uống quá nhiều nứơc và dĩ nhiên là rất có nhu cầu để đi giải quyết vấn đề. Eo ôi, nếu bạn nhìn thấy cái nhà vệ sinh công cộng ở trạm xăng này thì chắc chắn chả còn tha thiết giải quyết vấn đề nưã mà là cắn răng chịu đựng để giải quyết được vấn đề….hic….hic.. Tôi cá với bạn là chắc chắn ở phương Tây nói chung và ở nơi tôi ở nói riêng không thể có nhà vệ sinh công cộng nào kinh dị như vậy.
Ở cánh cửa ổ khóa đã bị ai ‚chôm’ mất‘ ….
Tôi thề là sẽ không bao giờ uống nhiều nước khi đi tour xe như vậy nữa .
Khỏang 9h sáng chúng tôi đến Vũng Tàu, bố tôi dẫn chúng tôi vào nhà hàng ‚ Lan Rừng‘ , tôi thấy quang cảnh xung quanh nhà hàng nhìn cũng thoáng đãng , khách cũng khá đông, trươc sân nhà hàng treo khá nhiều hoa cảnh và Lan. Cảm giác hào hứng vưà dân trào thì bị dập tắt ngay bởi thái độ cư xử của cô tiếp viên. Nhăn nhó cáu kỉnh và rất mất lịch sự. Tôi cũng hiểu là quán đông thì nhiều stress nhưng cũng đâu thể cư xử như vậy với khách hàng được. Cô ấy bưng ly cà phê cho em tôi đến bàn thì đặt mạnh xuống bàn đến nổi ly cafê hất đổ 1/5 ra bàn , không 1 lơì xin lỗi còn rất cáu kỉnh bỏ đi. Thật không thể tin được.Tôi thấy bị sốc trước thái độ xử sự như vậy.Có lẽ vì 1 phần bao năm qua tôi sống ở 1 nước Văn Minh , và 1 phần tôi không nghĩ được ra rằng sau bao năm xa nhà , tôi luôn nghĩ Việt Nam phát triển nhanh , đường xá thay đổi thì có lẽ con người cũng thay đổi và văn minh hơn . Thế nhưng ….
Ăn vội vàng tô bún bò tôi chỉ muốn đi thật nhanh ra biển để đầu óc thoáng dãng hơn. Có lẽ nhà hàng này đông khách vì khung cảnh lãng mạn và giá cá món ăn cũng khá bình dân. Nhưng thái độ phục vụ thì tôi không chấp nhận được…
Kia đã là biển …lòng tôi rạo rực hẳn lên….
Những bực bội ban sáng nhanh chóng tan biến và thay vào đó là cảm giác hạnh phúc vì sắp được bơi lội dưới cơn sóng mát rượi …
Kia là những người bán nón rơm đã đứng đón sẳn khách du lịch xuống xe…
Xung quanh là những chòi nhỏ bán đồ bơi và những thứ lặt vặt.
Tôi hối em tôi đi thuê ghế và dù. Đúng là ngày tết , giá cả thật trên trời ; cho 4 cái ghế và 1 dù họ đòi 150.000 đồng, mặc dù bản giá đề rõ ràng là 15.000 đồng cho 1 ghế , và 20.000 đồng cho 1 dù , tính ra chỉ có 80.000 đồng cả thảy. Kì kèo năn nỉ mãi giá thuê vẫn là 120.000 đồng ,‘không thuê thì đi chỗ khác cho người khác thuê‘ đó là câu chắc nịch của chị cho thuê dù. Em tôi rút tiền trả ngay , em tôi nói ngày tết giá nó vậy thôi kệ chịu mắc chút mà có chỗ ngồi còn hơn là không.
Thế là một cảm giác khó chịu lại dâng trào lên trong tôi. Thôi kệ…. Đã đến rôì , đã thuê rồi… biển kia rồi chỉ vài phút ra biển thôi mình sẽ dịu đi…Hình ảnh cơn sóng trắng mạnh mẽ thối dục tôi thay đồ thật lẹ. Tôi và cậu em út chạy thật nhanh ra bờ biển….
Bờ biển đã bị che khuất bởi người và người , đông thật là đông, ai cũng cố chen lấn để được hưởng thụ cảm giác của biển..
Tôi nghĩ thôi mình đi dạo dọc bãi biển 1 chút rồi hẵng tắm. Những người bán dạo tranh thủ đến mời hàng khách du lịch. Đồ biển được bán ở từng góc phục vụ tận nơi cho khách. Tôi cũng định mua ít cua biển để ăn như năm 2005 nhưng hỏi giá thì thấy quá đắt 150.000 đến 300.000 đồng cho 1 kg theo từng loại. Thôi để về Sài Gòn rồi ăn vậy… Họ nói thách cao quá….Các mặt hàng thưòng bán ở biển ngoài đồ biển còn có trứng gà và trứng hột vịt lộn, kem và đồ lưu niệm…..
Thật là tức cươì, khi thấy trên bãi biển bán cả bún riêu, tôi cũng định ăn thử nhưng nhìn thấy mất vệ sinh nên lại thôi.
Đi tiếp bất chơt tôi thấy những cánh diều bay phấp phới trong gió, thật đẹp…
Cảm giác được tung tăng cùng thiên nhiên lại trở lại trong tôi…. Nhẹ nhàng và lãng du tôi bước đi dọc bãi biển. Trẻ con nô đùa khắp nơi… Trông chúng đáng yêu làm sao… Cả thanh thiếu niên cũng vô tư chân thật trước biển…
Tôi phải phì cười khi thây có rất nhiều người đội cả mủ bảo hiểm ra biển , đúng là họ chấp hành luật lệ giao thông tốt thật…ha…ha….
Bất chợt tôi thấy anh bảo vệ thổi còi inh ỏi , hóa ra là có biển báo cấm tắm nhưng vì do quá đông người nên bà con làm liều tắm luôn cả chổ không được tắm. Nghe thấy tiếng còi mọi người lại dạt ra vùng khác , nhưng chỉ 3 phút sau thì lại đâu vào đấy. Anh bảo vệ cứ thế là la hét và thổi còi. Tôi thấy tại sao mọi người lại có thể vui đùa với cả mạng sống của mình như vậy. Ở nước ngòai nếu bạn đã được nhắc nhỡ thường thì ai cũng có ý thức cho bản thân. Thường thì những điều được nhắc nhỡ là tốt cho bản thân bạn cơ mà….
Ở đây thì mọi người mặc kệ lời nhắc nhỡ của anh bảo vệ, và cứ nô đùa cho thỏa thích cho dù điều đó có ảnh hưỏng đến tính mạng của họ…. Thôi không nên nghĩ lung tung , mỗi người đều có quyền tự quyết định cho cuộc sống của mình mà.
Đã đến giờ xuống nước rồi, đi dạo 30 phút giữa cái nắng chói chang làm cho tôi khao khát cái lạnh của nước biển…. Óai…..vừa nhảy xuống biển ….có cái gì nó vướng vướng ở ngay đầu gối….ôi…thật ghê…..bịch nilông nổi lình phình xung quanh tôi….Đôi chân tôi phản đối kịch liệt cái cảm hứng mạnh mẽ tắm biển của tôi bằng cách thụt lùi vào bờ….
Tôi giật mình đi dọc bờ biển và thảng thốt kinh ngạc ngoài người chen lấn nhau , cả Rác cũng len lõi khắp ngõ ngách….
Khắp nơi là rác…rác…rác……
Sau khi ăn uống no nê thì cả khách du lịch lẫn những người bán hàng rong thản nhiên quăng rác xuống biển……
Trẻ con vô tư nô đùa bên rác…. người lớn cũng bình thản thư giãn bên rác….
Thật bàng hoàng….
Xa xa là những người nhặt rác …
Và
Tôi thật sự bị sốc khi thấy mọi người thiếu ý thức như vậy…
Quăng 1 cái nhìn lên bờ tôi bắt gặp rấy nhiều phái nam xếp hàng dựa bờ rào….giải quyết vấn đề……
Thôi tòan bộ hứng thú tắm biển của tôi thật ự lụi tắt. Ngẩn ngơ chìm đắm trong suy nghĩ về con người Việt Nam về ý thức, về môi trường….. Sau 3 tiếng ở biển Vũng Tàu, tôi quyết định quay lại Sài Gòn không chậm trễ. Tôi hối thúc 2 em tôi đi về. Sau một hồi chần chừ cả lũ trả ghế và đi thay đồ…
Chưa hết bàng hoàng này tôi lại giật mình bởi nhà tắm nước ngọt:
Cảm giác rùng mình chạy dọc khắp xường sống…. Không cần phải bình luận bạn cũng có thể hình dung ra được rồi. Do quá tải nhà tắm nước ngọt ngập… và điều đáng nói là phòng tắm và tolet được xây chung…..oẹ…oẹ….
Nước chảy chậm như có thể, mà tôi thì muốn lao nhanh ngay ra ngoài như có thể . Xong …nhanh nhanh nhanh đi về…..
Trước khi ra bến xe, chúng tôi đi ăn trưa. Một quán ăn bình dân tôi thấy biển giá đề rất rõ ràng và giá cả mềm mại. Cơn đói đang gào thét, tôi kêu 1 đĩa cơm gà và 1 tô canh chua cá lóc ; em tôi gọi cơm sườn, và muốn ăn chung canh với tôi. Tôi xin người tiếp viên 3 cái bát để ăn canh. Thức ăn rất ít, một đĩa cơm chỉ có 2 đến 3 cái ..xương gà…và lèo bèo vài cọc rau. Tô Canh nhìn có vẻ hấp dẫn hơn.Vẫn chưa no nhưng tôi nghĩ về Sài Gòn sẽ được ăn ngon hơn nên kêu tính tiền. Thật sự cũng sẽ không có gì nếu như họ không ‘lừa ‘ bạn….hic..hic.. Nói lừa chỉ là 1 từ để lột tả sự mệt mỏi bực mình của tôi. Vì trên bảng giá đề rõ ràng là tô canh chỉ có 30.000 đồng nhưng đến khi thanh toán thì họ đòi 80.000 đồng vì lí do tụi tôi xin thêm 3 cái bát để ăn canh, như vậy là canh cho 3 người…. Thật là bó tay…
Kinh nghiệm là sau này khi đi ăn bạn hãy cẩn thận hỏi giá cho kĩ mặc kệ có biển giá để khỏi lôi thôi bực mình.
Lết thết ra bãi xe lại cảnh chen chúc người va người ai cũng muốn về Sài Gòn , vì Khách sạn những ngày này ở lại Vũng Tàu là những cổ máy chém có thể lên đến 400.000 đồng cho 1 phòng mà chưa chắc bạn còn phòng để thuê. Chen lấn 1 hồi chúng tôi được mời chào đ i xe dù, vì xe trong bến đã hết chỗ. Bố tôi mua đại vé cho chúng tôi, mặc dù vé đề trên bảng là 40.000 nhưng họ cứ thu 50.000 đồng, thôi kệ, chỉ vài tiếng là về đến nhà rồi.
Chiếc xe khách cũ xưa, tôi không dám chụp hình vì có người dòm dòm lườm lườm…
Xe cũ không máy lạnh, giữa đường đón thêm khách nhét vào khoảng giữa 2 hàng ghế. Ngộp ngạt… Tôi thật hạnh phúc khi về đến Sài Gòn, chỉ còn 1 đọan đường đi Taxi nữa la về nhà rồi…..
Một chuyến đi nặng nề và đầy mệt mỏi.
Chi phí cho chuyến đi :
1.Xe (90000 Taxi +180000 vé đi + 40000 Taxi Vũng Tàu + 200000 vé về + 90000 Taxi)=600000 đ
2.Ăn uống 180000 ăn sáng + 280000 ăn trưa =460000đ
3. Chi phí thuê ghế và tắm: 120000+ 35000=155000đ
——————————————————————————
Tổng cộng :1.215.000đ cho 4 người , tính ra khoảng 350.000 đ cho 1 người.
Chưa kể những bực mình dọc đường.
Thiết nghĩ 1 chuyến du lịch là để thoải mái đầu óc, để thư giãn và để cảm nhận thêm hương vị của cuộc sống. Nhưng trong chuyến đi này thì đó là sự chịu đựng, bực bội và đầy căng thẳng……….
……………………………………………….
Sau chuyến đi này tôi kể với gia đình và bạn bè về sự dơ bẩn của biển và sự thiếu ý thức của nhiều người và cả sự gian lận dọc đường. Và có ý định cho bài viết này lên Blog của tôi. Nhưng thay vì nhận được sự ủng hộ của mọi người, ai cũng khuyên ngăn tôi không nên ‘bôi xấu ‘ quê hương và làm mất đi hình ảnh xinh đẹp về đất nước cho khách du lịch. Vì nếu nhìn thấy những hình ảnh như vậy sẽ không ai muốn đến Việt Nam du lịch nữa. Thật sự mọi người lo lắng cho hình ảnh của đất nước như vậy là không sai. Bản thân tôi cũng là người Việt tôi cũng muốn được tự hào về dân tộc mình và cũng muốn quảng bá với bạn bè 5 châu của mình về 1 hình ảnh Việt Nam xinh đẹp. Nhưng thiết nghĩ sự thật vẫn là sự thật, cho dù bạn cố che dấu nó vẫn là sự thật. Khách nước ngoài sẽ nói gì khi họ lặn lội cả 1 chặn đường dài đến với VN và bàng hòang trước những sự thật như vậy.Liệu sau khi thăm quan nhưng nơi ô nhiễm và dơ bẩn như vậy họ còn muốn quay lại hay không, và liệu họ có kể cho bạn bè họ nghe về những hình ảnh không đẹp mà họ nhìn thấy hay không.
Tôi đã đắn đo suy nghĩ rất kĩ trước khi viết bài này và cho hình ảnh lên mạng. Tôi luôn mong ước mọi người có ý thức hơn để bãi biển của chúng ta sạch sẽ và quang đãng hơn. Tôi luôn hi vọng con người Việt Nam chân thật hơn và văn minh lịch sự hơn. Để rồi có 1 ngày tôi sẽ viết 1 sự thật khác, 1 sự thật xinh đẹp và nhẹ nhàng đáng yêu hơn. Và để 1 ngày khi tôi cùng lũ bạn 5 châu về Việt Nam du lịch, tôi sẽ không bối rối lặng lẽ cúi đầu xấu hổ……..
P/S: Để coi hình to hơn , bạn nhấn vào tấm hình nhỏ.